Những phương pháp tạo dựng niềm tin nơi khách hàng

Nếu ai đó có thể lấy được các khách hàng trung thành của bạn bằng việc cung cấp cho họ nhiều dịch vụ và ý tưởng hơn, đó chắc chắn là do họ đã làm mọi thứ đúng hơn bạn.


Cuộc Sống Đúng Nghĩa chia sẻ đến các bạn Những yếu tố để tạo dựng niềm tin nơi khách hàng:

Sự thật thà

Khách hàng đánh giá cao sự trung thực khi làm việc với một công ty dịch vụ. Họ muốn một người bán hàng thẳng thắn về mọi vấn đề, xác định rõ điều gì là có thể và không thể. Đặc biệt, họ ấn tượng trước những nhân viên sẵn sàng trả lời rằng: “Tôi không có câu trả lời chính xác cho ông/ bà ngay bây giờ nhưng tôi sẽ có sau một tiếng ( hay một ngày ) sau”. Và tất nhiên sau đó, khách hàng nhận được lời giải thích đầy đủ từ nhân viên.

Sự chân thành

Sự chân thành không những mang đến niềm tin, sự ấm áp cho khách hàng mà còn là sợi dây vô hình “cột chân” họ lại với chúng ta. Vì sao ư: vì sự chân thành xuất phát từ cái tâm bán hàng. Có tâm kinh doanh, có thành công.

Nhân viên thân thiện và chuyên nghiệp

Khách hàng luôn muốn được phục vụ bởi một nhân viên có năng lực. Họ cần cảm thấy gặp ít rủi ro nhất khi làm việc với bạn. Do đó, bạn cần chứng tỏ khả năng của mình bằng kĩ năng giao tiếp, thuyết phục cũng như sự hiểu biết sâu rộng về sản phẩm.

Sự quan tâm

Khách hàng muốn bạn nắm được cảm nhận của họ. Bạn cần quan tâm tới tâm tư, nguyện vọng, ngay cả về những vấn đề không liên quan tới sản phầm bạn muốn bán.

Đây thường là yếu tố bị nhân viên bỏ qua khi thuyết phục khách hàng dù nó là một nhân tố rất quan trọng. Dưới đây là một số lí do khách hàng cho rằng bạn không quan tâm tới họ:

Bạn chỉ lắng nghe những điều mình có thể đáp ứng được chứ không phải là những điều quan trọng với khách hàng.

Bạn nóng lòng tìm cách giải quyết trong khi chưa xác định rõ vấn đề của khách hàng là gì.

Bạn không hiểu khách hàng.

Có thể nói sự quan tâm là yếu tố quyết định bạn có bán được sản phẩm hay không. Do đó, hãy đặt mình trong hoàn cảnh của khách hàng và chú ý tới cảm nhận của họ nhiều hơn.

Hãy cho khách hàng sự trải nghiệm

Ngay ở cái tên “sự trải nghiệm” chắc bạn cũng đoán ra được rồi. Tục ngữ có câu: “trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một lần được thử”.

Xung quanh ta rất nhiều ví dụ về điều này: ăn thử nho, ăn thử nhãn… trước khi mua. Quần áo thì được mặc thử, giày dép được mang thử. Nước hoa được dùng thử. Điện thoại thì được xài thử, thậm chí được đem về nhà xài thử cả tuần. Các phần mềm thì đều có bản dùng thử… Tất cả đó là sự trải nghiệm hay nói đơn giản hơn là dùng thử trước khi mua.

Khách hàng tốt nhất của bạn cũng luôn là những khách hàng tiềm năng nhất đối với đối thủ của bạn. Hãy làm họ thỏa mãn trước khi đối thủ của bạn làm điều này! Nếu ai đó có thể lấy được các khách hàng trung thành của bạn bằng việc cung cấp cho họ nhiều dịch vụ và ý tưởng hơn, đó chắc chắn là do họ đã làm mọi thứ đúng hơn bạn.

Khi bạn mất đi một khách hàng, bạn sẽ mất hai điều sau:

Tiền của họ

Cơ hội bán hàng (mất vào tay đối thủ)

Vậy tại sao bạn không hỏi khách hàng của mình ngay lập tức “Hãy nói cho tôi biết tôi đã làm gì cho bạn?”

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *