Bí quyết xử lý những câu hỏi khó nhằn của nhà tuyển dụng
Điều nhà tuyển dụng tìm kiếm: Một bảng tổng hợp ngắn gọn những ưu điểm của bạn, và cách bạn thể hiện chúng với nhà tuyển dụng như thế nào.
Câu hỏi: Tại sao bạn lại quyết định nghỉ việc ở công ty cũ?
Điều nhà tuyển dụng tìm kiếm: Họ muốn biết thái độ trong công việc của bạn thế nào, vì thực tế, cách bạn nói về người khác cũng chính là cách bạn đang nói về chính bản thân mình.
Cách trả lời: Hãy thành thật nói về lý do bạn quyết định nghỉ việc ở công ty cũ kèm theo một số kì vọng của bạn trong tương lai, ví dụ như “Tôi đã sẵn sàng cho một cơ hội mới”.
Đừng trả lời: Không bao giờ than phiền hoặc chỉ trách công ty cũ hay bất kì ai mà bạn đã cùng làm việc chung.
Câu hỏi: Bạn đang tìm kiếm điều gì ở một cơ hội nghề nghiệp mới?
Điều nhà tuyển dụng tìm kiếm: Họ muốn xác nhận rằng công ty sẽ đáp ứng được những kì vọng bạn hiện có.
Cách trả lời: Hãy đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu cẩn thận, chi tiết về công ty cũng như bảng mô tả vị trí công việc bạn đang ứng tuyển và nhấn mạnh rằng công việc phù hợp với kì vọng của bạn và bạn là người công ty đang tìm kiếm.
Đừng trả lời: Bất kì điều gì cho thấy công ty chưa phù hợp với bạn cũng như bạn chưa đủ phù hợp với công ty. “Tôi thật sự rất cần một công việc mới” có lẽ là một câu trả lời thành thật, tuy nhiên nó không làm cho nhà tuyển dụng đánh giá rằng bạn là ứng cử viên đắt giá nhất cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
Câu hỏi: Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn.
Điều nhà tuyển dụng tìm kiếm: Họ muốn bạn tóm tắt lại quá trình làm việc của mình cũng như hiểu rõ hơn về những cột mốc quan trọng trong sự nghiệp trước đây của bạn. Bên cạnh đó, sẽ là một điểm cộng cho ứng viên khi bạn nói về bản thân mình một cách thật nhiệt huyết.
Cách trả lời: Đi thẳng vào vấn đề và trả lời thật cụ thể. “Tôi có kinh nghiệm làm việc trong ngành Truyền thông được 2 năm. Để tôi có thể giới thiệu một cách cụ thể hơn về những kinh nghiệm và kỹ năng làm việc mà tôi đã có, xin hãy cho tôi biết anh đang tìm kiếm một ứng cử viên với những điểm nổi bật nào”, và làm buổi phỏng vấn trở thành một cuộc đối thoại giữa bạn và nhà tuyển dụng.
Đừng trả lời: Đừng giới thiệu một cách chung chung về bản thân mình như “Tôi là một người dám nghĩ dám làm”, hoặc kể lể quá nhiều về những việc mà bạn đã từng làm trước đó. Một câu trả lời dông dài sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Câu hỏi: Khuyết điểm lớn nhất của bạn là gì?
Điều nhà tuyển dụng tìm kiếm: Mọi người ai cũng có điểm yếu. Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xem những hạn chế của bạn có ảnh hưởng quá nhiều đến công việc không. Ví dụ, nếu yêu cầu của vị trí ứng tuyển là bạn phải có kỹ năng quản lý giỏi, nhà tuyển dụng sẽ không muốn nghe về những quyết định sai lầm của bạn ở những công việc trước tí nào cả đâu.
Cách trả lời: Hãy thành thật nói ra một khuyết điểm nào đó của bạn. “Tôi là một người rất nhiệt huyết, tuy nhiên, có những lúc tôi gặp một vài vấn đề ở chuyện xác định mức độ ưu tiên trong công việc của mình.” Trung thực với chính khuyết điểm của mình sẽ tạo cơ hội để bạn tìm được một công việc thật sự phù hợp dành cho mình.
Đừng trả lời: Đừng bao giờ nói với nhà tuyển dụng rằng “Tôi là một người cầu toàn”, vì khi đó, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn là một người chưa sẵn sàng để thử sức những điều mới và bạn sẽ không phát triển nhanh bằng những ứng viên có tố chất không ngại thất bại.
Những điểm trừ khi trả lời câu hỏi phỏng vấn về điểm yếu
Trả lời câu hỏi phỏng vấn: đâu là điểm yếu lớn nhất của bạn?
Câu hỏi: Hãy kể cho tôi nghe về một sai lầm mà bạn mắc phải, và cách bạn xử lý nó.
Điều nhà tuyển dụng tìm kiếm: Ai cũng có sai lầm. Và nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng ứng viên mà họ tìm kiếm là người biết nhận lỗi và luôn sẵn sàng để hoàn thiện bản thân. Bạn sẽ can đảm nhận trách nhiệm cho sai phạm của mình, hay sẽ đổ lỗi cho những người khác?
Cách trả lời: Hãy chọn một sai lầm và kể về nó một cách rõ ràng và ngắn gọn, cũng như trình bày giải pháp bạn đã tìm ra để khắc phục nó.
Đừng trả lời: “Tôi chưa làm sai điều gì bao giờ. Và tôi cũng sẽ không bao giờ sai phạm bất kì điều gì làm ảnh hưởng đến cấp trên của mình, người đã tin tưởng và trọng dụng tôi”
Câu hỏi: Bạn mong muốn một mức lương bao nhiêu?
Điều nhà tuyển dụng tìm kiếm: Họ muốn biết xem liệu mức lương mong muốn của bạn có nằm trong khả năng chi trả của công ty hay không.
Cách trả lời: Hãy chọn một mức lương mà bạn nghĩ là phù hợp và có thể mang lại cho bạn niềm vui trong 365 ngày tới.
Đừng trả lời: Tuyệt đối không từ chối trả lời câu hỏi. Những ứng viên trả lời rạch ròi câu hỏi này luôn được đánh giá là người nghiêm túc trong công việc, do đó, khả năng họ được nhận cao hơn các ứng viên khác.
“Mức lương bạn muốn là?” – Đừng để bị bất ngờ khi phỏng vấn
Có nên bắt đầu với một công việc lương thấp?
Câu hỏi: Bạn muốn là ai trong vòng 5 năm tới?
Điều nhà tuyển dụng tìm kiếm: Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem bạn có dự định gắn bó lâu dài với công ty hay không.
Cách trả lời (trong trường hợp bạn chưa có kế hoạch sẽ làm gì trong vòng 5 năm tới): “Tôi đang tìm kiếm một công việc nơi tôi có thể cùng đồng hành và phát triển với công ty. Trong 5 năm tới, tôi hi vọng mình sẽ luôn được tạo cơ hội để học hỏi và trau dồi bản thân.
Đừng trả lời: “Tôi không biết”. Chẳng có vấn đề gì khi bạn chưa xác định được điều này cả. Tuy nhiên, bạn đang đánh mất ngay một cơ hội để khẳng định bản thân với các ứng viên khác.
Câu hỏi: Tại sao tôi nên chọn bạn cho vị trí này?
Điều nhà tuyển dụng tìm kiếm: Một bảng tổng hợp ngắn gọn những ưu điểm của bạn, và cách bạn thể hiện chúng với nhà tuyển dụng như thế nào.
Cách trả lời: Hãy tập trả lời trước câu hỏi này. “Những tố chất của một ứng viên tiềm năng mà công ty đang tìm kiếm phù hợp với những điểm mạnh của tôi, và những thành tựu tôi đạt được trong công việc trước đây đã chứng minh điều đó”.
Đừng trả lời: Những điều làm cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn chỉ đang nghĩ đến lợi ích của bản thân thay vì công ty. “Vì tôi giỏi nhất ở lĩnh vực này” sẽ không gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng “Vì tôi biết cách để cống hiến giúp công ty đạt được những mục tiêu đã đề ra”
Leave a Reply