Cách trả lời câu hỏi “bạn thấy bản thân ra sao trong vòng 5 năm tới”
Tuy nhiên, tôi cũng sẽ rất sẵn lòng nhận những trách nhiệm cao hơn bởi vì kỹ năng lãnh đạo là một trong những mục tiêu mà tôi hướng đến.
Có một sự thật rằng, không một nhà tuyển dụng nào mong đợi bạn có thể trả lời hoàn toàn chính xác một sự việc mà sẽ xảy ra trong vong 1280 ngày tới cả. Vì thế, bạn không cần thiết phải trả lời câu hỏi này một cách quá cứng ngắt đấy. Kể cả khi bạn được phép trả lời nó một cách linh hoạt, thì bạn cũng không nên trả lời câu hỏi này một cách quá thật thà. Bởi vì nó có thể hủy hoại cơ hội nghề nghiệp. Trả lời thế này cũng không được, trả lời thế kia cũng không xong. Vậy phải trả lời thế nào cho hợp lý đây?
Nhà tuyển dụng có “động cơ gì” khi hỏi câu này?
Mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi như vậy là để hiểu thêm về mục tiêu nghề nghiệp của bạn và cũng để xem rằng liệu vị trí mà bạn ứng tuyển liệu có phù hợp với kế hoạch của bạn hay không.
Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của nhà tuyển dụng có vẻ không hẳn là như vậy. Sẽ chẳng ai lại đi phí thời gian để quan tâm tới việc bạn có mục tiêu gì hay không. Vậy rốt cuộc “động cơ” của nhà tuyển dụng khi hỏi câu hỏi như vậy là gì?
Trên thực tế, việc họ quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong vòng 5 năm tới bởi vì họ muốn biết “động cơ” gì khiến bạn ứng tuyển vào công ty của họ? đồng thời từ cái kế hoạch 5 năm đó, họ cũng muốn biết xem bạn có phải là một người năng động hay không, và quan trọng nhất là liệu bạn có ý định làm việc lâu dài sau khi bạn làm việc ở công ty họ hãy không?
Để có thể dễ dàng hơn trong việc trả lời câu hỏi này, bạn có thể thay đổi cách hiểu về câu hỏi đó theo một cách khác ví dụ như:
” Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bạn là gì?”
” Vị trí lý tưởng mà bạn muốn theo đuổi là gì?”
” Bạn đang tìm kiếm điều gì trong vòng 5 năm tới?”
” Bạn định nghĩa như thế nào về thành công”
” Điều gì là quan trọng nhất trong sự nghiệp của bạn”
Vậy làm sao để trả lời câu hỏi này?
Ngày nay, trong một thị trường việc làm cạnh tranh đến như vậy, nhà tuyển dụng có xu hướng “bới lông tìm vết” các lỗi sai của các ứng viên nhằm tìm ra được ứng viên phù hợp nhất trong số các hàng trăm ứng cử viên tham gia tìm việc.
Chính vì thế, khi gặp câu hỏi về mục tiêu dài hạn kiểu này, nguy cơ bị đánh trượt là rất cao, nếu trong câu trả lời của bạn đề cập đến quá nhiều nghề hay lĩnh vực khác mà bạn sẽ theo đuổi ở tương lai. Thì khi đó, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không thực sự đam mê với vị trí mà bạn ứng tuyển, hay bạn chỉ coi công việc này như một công việc tạm thời. Để rồi một khi bạn đã tìm thấy công việc tốt hơn, bạn sẵn sàng nhảy việc, và có thể dễ dàng từ bỏ công việc hiện tại. Nếu là như vậy, bao nhiêu công sức đào tạo, huấn luyến của công ty dành cho bạn đều bị lãng phí sử dụng cho một công ty khác. Do đó, sự cam kết, thái độ làm việc chăm chỉ và có kế hoạch rõ ràng để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này là điều mà hầu hết nhà tuyển dụng tìm kiếm.
Một điều kỳ lạ rằng, sau khi bạn nghe câu hỏi này, chắc hẳn có nhiều bạn sẽ liên tưởng tới câu hỏi “Tại sao bạn quan tâm đến vị trí này”. Tại sao lại như vậy, bạn đã trả lời ở đầu của buổi phỏng vấn rồi mà ???.
Thực ra, với câu hỏi này, người phỏng vấn chỉ muốn điều tra bạn kỹ càng hơn về mực độ quan tâm của bạn. Ví dụ như mục tiêu nghề nghiệp tương lai của bạn sau 5 năm là làm ở ngân hàng đầu tư trong khi bạn lại ứng cử ở vị trí IT. Vậy thì rất khó để nhà tuyển dụng tin rằng bạn thực sự có đam mệ cho vị trí ứng tuyển.
Có một thực tế khá phũ phàng rằng, những người làm trong ngành nhân sự thường chẳng thích thú gì trong việc đào tạo, tuyển dụng, và đi thuê một nhân viên mới cả. Bởi vì, những việc đó rất mất thời gian và tốn nhiều công sức của họ. Do vậy, những nhà phỏng vấn thường hạn chế tuyển dụng đối với các nhân viên có kế hoạch để chuyển sang một công việc khác sau 5 năm thì cho dù họ có tài giỏi, gpa có cao, kinh nghiệm vượt trội đến đâu thì nhà tuyển dụng cũng chẳng muốn nhận những người đó vào. Vì sớm hay muộn, thì họ cũng sẽ đi thôi.
Vậy bạn nên nói điều gì?
Trong thực tế, việc cân nhắc nhiều sự lựa chọn cho nghề nghiệp tương lai của bạn là điều hoàn toàn bình thường, thế nhưng đừng bao giờ dại dột nói ra những dự định thực tế đó kể cả khi buổi phỏng vấn yêu cầu bạn phải nói ra sự thật 100%. Nhưng những thứ liên quan đến tương lai, thì không một ai có thể kiểm chứng độ chính xác. Vì vậy, thay vì nói ra sự thật hãy khéo nói nói những điều sau:
1 – Đưa ra những câu trả lời chung chung:
Những câu trả lời chung chung theo kiểu như: “em có dự định muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng (nếu như bạn ứng tuyển về sales), “một nhân viên xuất sắc, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, …” mặc dù không được đánh giá cao vì không cụ thể, thế nhưng nếu bạn không thực sự nắm rõ về định hướng nghề nghiệp tương lai thì những câu trả lời theo kiểu đó cũng tạm chấp nhận được.
2 – Nhấn mạnh vào sự quan tâm dài hạn của bạn trong công việc
Như đã đề cập ở trên, nhà tuyển dụng sẽ đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian để huấn luyện bạn phù hợp cho vị trí ứng tuyển này. Vì thế hãy đánh vào việc cam kết làm việc dài hạn kiểu như: ” Có ước muốn được gắn bó và làm việc lâu dài với công ty, bởi vì tính cách không thích nhảy việc nhiều”, hay bạn cũng có thể nói rằng: “Tôi có đam mê được làm việc và công hiến sức mình trong lĩnh vực này, chính vì thế, tôi muốn trở thành một nhân viên lòng cốt trong công ty sau 5 năm tới”.
3 – Thể hiện sự đam mê, nhiệt huyết của bạn đối với công việc:
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy, bạn có hứng thú với công việc đó như thế nào. Tại sao bạn muốn công việc đó là công việc tiếp theo của bạn. Bạn da diết muốn làm ở vị trí đó ngay lúc này. Bạn có nói: ” Đây là vị trí mà tôi vẫn ấp ủ tìm kiếm, bời vì tôi vốn có ước mơ được trở thành ABCXYZ, có kiến thức chuyên sâu trong việc CDEKG, …. v.v. Tôi muốn thực hiện ước mơ đó trong vòng 5 năm tới , và công việc này giúp tôi thực hiện được đam mê đó, chính vì vậy, tôi sẽ rất hạnh phúc nếu có cơ hội được nhận vào làm tại đây”.
Một vài ví dụ trả lời mẫu
* Tôi luôn có ý định tìm kiếm một công ty mà tôi có thể phát triển, cống hiến thật lâu dài. Tôi sẵn sàng vượt qua các thử thách hoặc khó khăn mà công ty có khả năng gặp phải trong tương lai. Tôi không quá vội vàng, trong việc thăng chức, bởi vì tôi luôn sẵn sàng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế để có thể chắc chắn rằng, công việc được hoàn thành tốt nhất. Tuy nhiên, tôi cũng sẽ rất sẵn lòng nhận những trách nhiệm cao hơn bởi vì kỹ năng lãnh đạo là một trong những mục tiêu mà tôi hướng đến.
* Mục tiêu của tôi bây giờ là có thể trở thành chuyên gia trong bất cứ việc gì mà tôi đảm nhận. Tôi muốn tìm một nơi nào đó mà có thể phát triển được kỹ năng của tôi, được tham gia vào những dự án thú vị và làm việc với những con người mà tôi có thể học hỏi được. Hơn hết là có một người làm việc ở đây mà tôi rất ngưỡng mộ về mặt chính sách phát triển ý tưởng đó chính là lý do lớn nhất mà tôi muốn phát triển nghề nghiệp ở đây .
Leave a Reply