Bí quyết xây dựng con đường sự nghiệp thành công
Đừng khư khư bảo thủ kế hoạch dài hạn của mình mà hãy can đảm đối diện sự thực, sẵn sàng chuyển hướng nếu cần thực sự cần thiết.
Thay vào đó, bạn nên có sự chủ động, có kế hoạch cụ thể để xây dựng sự nghiệp cho bản thân.
Sau đây là những gợi ý hữu ích giúp bạn biết cách chuẩn bị cho bản thân một sự nghiệp như ý:
Hiểu rõ chính mình
Hiểu được bản thân muốn gì là chiếc chìa khóa trung thực, hữu hiệu nhất giúp bạn tìm ra mục tiêu cuối cùng của mình. Nếu không biết được mình mong muốn điều gì, mình phù hợp với ngành nghề nào, thật khó để bạn phát triển bản thân trên con đường sự nghiệp. Bởi vậy, trước khi muốn đặt chân vào thị trường việc làm với nhiều khó khăn, thách thức, điều đầu tiên là bạn phải có sự tự nhận thức về bản thân.
Theo Aricia LaFrance – một nhà tư vấn nghề nghiệp và là người sáng lập trang marketyourway.com: “đó có thể là sự nhận thức về khả năng, sở trường của bạn. Bạn yêu thích những con số, thích làm công việc tính toán hay thích sự quảng giao, đi đây đi đó… Cũng có thể là sự nhận thức về con đường đi tới thành công trong sự nghiệp lâu dài với một kế hoạch cụ thể. Sự nhận thức đó giúp bạn thoải mái và tự tin hơn trên con đường bạn chọn”.
Với Joel Garfinkle – sáng lập viên trang dreamjobcoaching.com, sự nhận thức ở đây được hiểu là xem xét kỹ lưỡng mọi thứ đã đạt được trong sự nghiệp của bạn. “Tập trung vào những kinh nghiệm đã có được trong quá khứ, những bài học quan trọng cũng như những kỹ năng bạn tích lũy được. Để làm được điều đó, bạn nên nhìn vào CV của bản thân mà bạn tạo lập gần nhất và những ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng. Sau đó, bạn giành thời gian mô tả công việc hiện tại để thấy rõ năng lực, ưu thế của bạn đến đâu”.
Ngoài ra, ứng viên cũng nên tìm hiểu về những ý tưởng, mục tiêu nghề nghiệp của bản thân để chắc chắn bạn phù hợp và đam mê với lĩnh vực nào.
Lên kế hoạch cụ thể
Một kế hoạch cụ thể chỉ rõ đường đi nước bước trên bước đường sự nghiệp sẽ giúp bạn sáng suốt hơn dù quá trình xây dựng sự nghiệp thành công có kéo dài ngoài dự định. Bạn cần xác định rằng, thành công không thể đến chỉ trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi phải có sự nỗ lực không ngừng và kiên trì dài hạn. Trước khi bắt tay vào thực hiện mục tiêu, bạn nên tự trả lời những câu hỏi sau:
Ảnh minh họa
– Bạn mong muốn làm việc ở vị trí nào?
– Những dự án bạn mong muốn được thực hiện?
– Công ty mà bạn muốn về đầu quân hoạt động trong lĩnh vực nào (văn hóa, công nghệ, kinh doanh…)
– Bạn mong muốn có được môi trường làm việc như thế nào?
– Mức thu nhập mong muốn
Khi đã hiểu rõ điều mình cần, hãy suy nghĩ về cách thức thực hiện mục tiêu và tiến hành lập kế hoạch chi tiết thành văn bản cụ thể. Đừng nghĩ rằng, mục tiêu ngắn hạn trước mắt không cần phải lập kế hoạch, hay những mục tiêu không có gì xa vời nên càng không cần phải lên lịch. Thực tế, mỗi mục tiêu đều có những khó khăn nhất định, đòi hỏi bạn phải vượt qua. Một khi đã đưa được đường lối cụ thể, rõ ràng và theo từng bước đó, chắc chắn bạn sẽ thành công.
Đánh giá lại mục tiêu
Đừng nghĩ rằng, con đường sự nghiệp đã đặt ra là giống như bạn đang đi trên đoạn đường cao tốc chỉ có một chiều mà không thể quay lại hay chuyển hướng được. Thay vào đó, bạn nên xem xét lại mục tiêu theo định kỳ để biết mình đã làm được đến đâu và tìm ra con đường tốt nhất cho mình.
Sẽ có những mục tiêu dài hạn đặt ra không còn hợp thời nữa, lúc đó, bạn nên tìm cách chuyển hướng hoặc xác định mục tiêu mới phù hợp hơn. Nói như thế không có nghĩa là bạn có thể thay đổi mục tiêu xoành xoạch mà đòi hỏi bạn phải có cái nhìn tinh tế trong những hoàn cảnh, thời kỳ nhất định.
“Bạn có thể lập kế hoạch dài kỳ 10-15 năm để xây dựng sự nghiệp cho bản thân. Nhưng trong điều kiện kinh tế nhiều biến động, kỹ thuật ngày càng tiên tiến, sẽ có những kế hoạch bị lỗi thời và bạn nên biết cách thay thế chúng đúng lúc. Đừng khư khư bảo thủ kế hoạch dài hạn của mình mà hãy can đảm đối diện sự thực, sẵn sàng chuyển hướng nếu cần thực sự cần thiết.
Tất nhiên, bạn cần có một kế hoạch dài hạn để có cái nhìn toàn diện, thấu đáo cho con đường sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, đừng chỉ nhìn vào những mặt tốt, những điều thuận lợi mà không dám công nhận những hạn chế, thiếu sót của mình.
Leave a Reply